Trang nhất » Tin Tức » NHỊP SỐNG HỌC ĐƯỜNG

Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi

Chủ nhật - 25/08/2013 21:51
Tiểu sử Anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Văn Trỗi Nguyễn Văn Trỗi (1940 – 1964) là một người đã thực hiện cuộc đánh bom không thành nhằm mưu sát Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khi đó là Robert McNamara. Tuy bị bắt và bị Ngụy quyền Sài Gòn kết án tử hình, nhưng ngay trong quá trình xét xử ông, ông đã trở nên nổi tiếng với những lời tuyên bố nảy lửa và tôn vinh như một người anh hùng trong Chiến tranh giải phóng Việt Nam.
Ông sinh ngày 01 tháng 02 năm 1940, là con thứ 3 (do đó ông còn có tên làTư Trỗi) trong một gia đình nghèo tại làng Thanh Quít, huyện Điện BànQuảng Nam. Sau Hiệp định Genève, gia đình ông vào Sài Gòn sinh sống. Lớn lên, ông làm thợ điện ở nhà máy điện Chợ Quán và tham gia tổ chức Biệt động thành, Đại đội quyết tử cánh Tây Nam Sài Gòn.
Năm 1964, ông được tập huấn cách đánh Biệt động nội thành ở căn cứ Rừng Thơm, Đức Hòa (Long An).
Ngày 02 tháng 5 năm 1964, ông nhận nhiệm vụ đặt mìn ở cầu Công Lý (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi), để ám sát phái đoàn quân sự chính trị cao cấp của Chính phủ Mỹ do Bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara dẫn đầu. Công việc bại lộ, ông bị bắt lúc 22 giờ ngày 09 tháng 5 năm 1964.
Ngụy quyền Sài Gòn đưa ông ra tòa án quân sự kết án tử hình. Để cứu ông, một tổ chức du kích Venezuela tuyên bố trao đổi ông với một con tin là trung tá không quân Mỹ là Michael Smolen mà họ vừa bắt giữ. Tuy nhiên, sau khi viên sĩ quan Mỹ vừa đuợc trả tự do thì ông bị đưa đi xử bắn.
Ông bị xử bắn tại sân sau nhà lao Chí Hòa lúc 9 giờ 45 phút ngày 15 tháng 10 năm 1964, trước sự chứng kiến của nhiều phóng viên nước ngoài.
Những phút cuối cùng, ông tỏ ra rất can đảm, không đồng ý bịt mắt và xưng tội và hô lên những lời cuối cùng được các phóng viên ghi lại:
"Hãy nhớ lấy lời tôi!
Đả đảo đế quốc Mỹ!"
Đả đảo Nguyễn Khánh
"Hồ Chí Minh muôn năm! Việt Nam muôn năm!"
Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi tại pháp trường
 
Sau khi ông chết, ông được truy nhận Đảng viên Nhân dân Cách mạng miền Nam và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng Huân chương Thành đồng hạng nhất.
Sau khi ông bị xử bắn, gia đình đưa ông về chôn cất tại nghĩa trang Văn Giáp ở Giồng Ông Tố (nay thuộc phường Bình Trưng Đông, Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh)
Ông lập gia đình với bà Phan Thị Quyên năm 1964. Bà cũng bị bắt sau ông vài ngày nhưng sau đó được thả ra vì không có bằng chứng kết tội. Hai người chưa có với nhau người con nào. Sau khi ông bị xử bắn, bà được tổ chức đưa ra Bắc học và được gặp chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Liên kết Website

Liên kết website

TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHAN THIẾT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 60

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 57


Hôm nayHôm nay : 3714

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266737

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15547113